1. Bạn biết gì về Bartender hay Barista?
Bartender
hay Barista là những nghệ nhân có khả năng pha chế ra nhiều loại thức
uống hấp dẫn từ các loại nguyên liệu đa dạng như rượu, nước ép hoa quả,
cafe, soda…
Bartender là người pha
chế các thức uống từ rượu như cocktail, mocktail, mojito, sinh tố.
..Barista là cũng là người pha chế nhưng thiên về các thức uống từ cà
phê như expresso, cà phê xay, ice blended, latte,…
Không phải chỉ cần biết công thức pha
chế là có thể trở thành một Bartender hay Barista thực thụ, người học
cần rèn luyện để hình thành cho mình tư duy kết hợp các nguyện liệu với
nhau một cách sáng tạo và linh hoạt để tạo ra các thức uống có khả năng
đánh thức và kích thích các giác quan của người dùng.
2. Các vị trí trong nghề pha chế
Có 6 vị trí khác nhau trong nghề pha chế bao gồm:
Phụ bar
Phụ
bar có vai trò hỗ trợ cho bartender chính của quán. Công việc này giúp
họ nhanh chóng học hỏi, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệp các bartender
chính. Công việc của phụ bar gồm: pha chế các thức uống đơn giản, thực
hiện công tác dọn vệ sinh khu vực pha chế, quản lý các nguyên liệu cho
bartender.
Bartender/ Barista
Để
trở thành một Bartender/Barista chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững kiến
thức và kỹ năng pha chế đa dạng các loại thức uống thông dụng. Không
những thế, bạn cần có khả năng sáng tạo để pha chế nên những thức uống
mới lạ, thơm ngon, bắt kip xu hướng và mang đến sự hài lòng cho khách
hàng.
Bar trưởng
Bên
cạnh công việc pha chế, bar trưởng có vai trò quản lý nhân sự, công cụ,
nguyên liệu tại quầy bar mà mình làm việc. Họ còn đảm nhận công tác đào
tạo nhân sự mới hay các bartender/barista đang học việc để đảm bảo công
việc diễn ra đúng quy trình.
Giám sát thức uống
Đây
là người quản lý toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm giám sát chất
lượng, vệ sinh toàn bộ các chi tiết như ly, cốc, thìa trà, thìa cà phê,
dụng cụ pha chế, máy móc, thiết bị… thuộc khu vực được giao.
Training bartender/barista và đảm bảo doanh số quầy bar cũng là một trong những chức năng quan trọng của vị trí này.
Quản lý thức uống
Người
quản lý thức uống đảm nhiệm quản lý các nhân viên trong bộ phận của
mình, từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho tới việc sắp xếp ca, quản lý ngày
nghỉ.
Quản lý bar – Nhà Hàng
Quản lý nhà hàng – bar là người thực hiện nhiều công việc ở mức độ rộng và sâu hơn bao gồm:
- Tổ chức các hoạt động phục vụ thức uống trong nhà hàng, khách sạn.
- Thiết lập các thực đơn uống phù hợp các mùa, các ngày lễ, tính toán chi phí và giá bán.
- Giám sát các quy trình phục vụ nước uống, đảm bảo đúng chuẩn được đề ra.
- Lên chương trình tiếp thị – khuyến mãi – dự trù chi phí cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả.
- Lập kế hoạch huấn luyện thường kỳ cho tất cả nhân viên quầy pha chế.
- Tham dự công tác tuyển chọn nhân viên, đánh giá và đề xuất thưởng, phạt, đề bạt nhân viên với Trưởng bộ phận Ẩm thực.
3. Vì sao pha chế thức uống xứng đáng là một nghề để bạn lựa chọn
Cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập tốt
Ngày càng nhiều nhà hàng, quán café, bar mọc lên khiến cho nhu cầu tuyển dụng các nghệ nhân pha chế tăng mạnh.
Những
học viên mới ra nghề thường có mức lương dao động từ 4-6 triệu/tháng.
Một khi bạn đã rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm nhất định thì
mức lương hoàn toàn có thể từ 7-15 triệu mỗi tháng. Và chắc chắn là mức
lương này sẽ không dừng lại ở đó.
Công việc thú vị
Có thể nói đây là một công việc rất thú vị. Việc pha chế
đòi hỏi bạn luôn phải tìm tòi, sáng tạo ra những điều mới mẻ. Mỗi ngày
bạn đi làm đều là một ngày để bạn tiếp tục học thêm nhiều cái mới chẳng
hạn như học pha chế cafe
sao cho ngon hơn, thơm hơn chẳng hạn. Bên cạnh việc sáng tạo ra những
thức uống độc đáo, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên
nghiệp, sang trọng. Việc tiếp xúc với nhiều tầng lớp khách hàng giúp bạn
rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và mở rộng mối quan hệ đáng kể.
4. Những yếu tố bạn cần có để trở thành một nghệ nhân pha chế
Đam mê
Đam
mê là yếu tố rất quan trọng giúp bạn có thể kiên nhẫn ngồi hàng giờ
đồng hồ để thực hiện các công việc pha chế, ghi nhớ tỷ lệ pha chế cũng
như đặc tính, mùi vị các loại nguyên liệu.
Nắm vững kiến thức
Bạn
cần nắm vững các kiến thức về nguyên liệu cũng như các công thức pha
chế và đặc biệt là phải nhận thức được quy trình xử lý thực phẩm an toàn
vệ sinh.
Kỹ năng bán hàng
Đây
là một công việc có tính xã hội cao. Để công việc diễn ra thuận lợi,
bạn phải có khả năng tương tác tốt với những người xung quanh. Bên cạnh
lương cơ bản, còn có tiền tip. Chỉ có những nhân viên
Khả năng làm việc đa nhiệm và mức áp lực khá cao
Những
lúc cao điểm đông khách, bạn có thể đảm nhiệm việc phục vụ nhiều khách.
Vì vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng đa nhiệm để có làm tốt công việc của
mình và xử lý các tình huống bất ngờ như khách hàng say xỉn…
Không ngừng học hỏi
Ngành
nghề này không yêu cầu bằng cấp quá cao và mang đến một mức thu nhập
hấp dẫn. Do đó, sự cạnh tranh nhân lực là rất cao. Cho nên bạn cần trao
dồi kiến thức thường xuyên, cập nhật các xu hướng pha chế mới nhất để
làm hài lòng khách hàng. Ngoài ra, bạn cần trao dồi thêm vốn tiếng Anh
để có thể làm việc trong những nhà hàng, quán bar sang trọng và chuyên
nghiệp.
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.